Ăn sung có bị táo bón không? Ăn sung có tốt cho bà bầu?
Ăn sung có bị táo bón không hay ăn sung có tốt cho bà bầu là hai trong những câu hỏi mà không ít người thắc mắc. Vậy sự thật là gì? Hãy cùng giải đáp thông qua bài viết sau về quả sung nhé
Ăn sung có bị táo bón không
Cây sung hay ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong (danh pháp hai phần: Ficus racemosa, đồng nghĩa Ficus glomerata Roxb., 1802) là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối.( Theo vi.wikipedia)
Theo đông y thì sung là một loại trái cây có tình bình, vị ngọt có công dụng nhuận tràng, thông tiện, giải độc
Theo tây y thì sung là một trong những loại quả rất giàu chất xơ, cứ trong 3 quả sung có chứa tới 5 gam chất xơ, một loại chất dù không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng cần thiết đối với hệ tiêu hóa, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp ổn định hệ tiêu hóa giúp trị táo bón.
Vì thế ăn sung không hề gây táo bón như nhiều người vẫn hay lầm tưởng mà trái lại giúp trị táo bón hết sức hiệu quả. Nếu ai trong số các bạn bị táo bón thì đừng bỏ qua loại quả này nhé!
Ăn sung và những công dụng với sức khỏe
Xem thêm: Ăn nem chua có béo không? Có thai ăn nem chua được không?
Không chỉ giúp trị táo bón, ăn sung còn có rất nhiều giá trị đối với sức khỏe như:
Ổn định huyết áp: một chế độ ăn giàu natri và ít kali là nguyên ngân chính gây ra tình trạng cao huyết áp ở nhiều người. Chính vì thế việc bổ sung cho mình một chế độ ăn có hàm lượng kali cao và ít natri là một trong những cách ổn định huyết áp, ngăn ngứa chứng cao huyết áp. Và sung là một trong những lựa chọn không hề tồi với hàm lượng kali cao và lượng natri thấp
Phòng chống loãng xương: trong sung có hàm lượng cao các khoáng chất như kali, mangan, canxi; đây đều là những khoáng chất cần thiết quyết định trực tiếp mật độ xương. Mangan giúp kích thích các enzyme tiêu hóa tăng cường khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể, kali giúp ngăn ngừa bài tiết canxi ra ngoài cơ thể từ đó giúp xương luôn chắc khỏe
Ngăn ngừa một số bệnh ung thư: sung chứa rất nhiều pectin, loại chất xơ hòa tan giúp loại bỏ các cholesteol xấu trong máu, ổn định sức khỏe tim mạch. Đồng thời pectin cũng giúp nhu động ruột khỏe mạnh, điều trị táo bón, ngăn ngừa các bệnh ung thư đại tràng, ung thư ruột kết.
Ngoài ra với hàm lượng vitamin A, C, E cao cùng các vi chất cần thiết cho cơ thể beta-carotene, đồng, sắt giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới.
Ăn sung có tốt cho bà bầu không
Xem thêm bài viết ăn trứng vịt lộn xong có được uống sữa không: http://georgemink.com/an-trung-vit-lon-xong-co-duoc-uong-sua-khong
Như đã cùng tìm hiểu ở trên, sung là một trong những loại quả có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đối với các bà bầu cũng vậy, sung là một quả tốt đối với sức khỏe cho các bà mẹ bởi:
- Giàu omega-3 cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi cũng như làm sáng mắt
- Giàu kali tốt cho hệ tim mạch, giàu vitamin giúp cân bằng sức khỏe cho cơ thể
- Cung cấp ít chất béo lại giàu chất xơ, khoáng chất
Tuy nhiên sung cũng có những tác hại nếu ăn quá nhiều, vì thế các bà bầu khi ăn sung nên chú ý không được ăn nhiều mà chỉ nên ăn ở một lượng nhất định nào đó
Những tác hại khi ăn sung quá nhiều
Ăn sung quá nhiều có thể gây ra sung huyết: Quả sung chín có tính nóng khi ăn quá nhiều khiến cho cơ thể bị xuất huyết võng mạc, trực tràng.
Ăn sung nhiều gây tụt đường huyết: sung giúp làm giảm lượng đường trong máu, rất có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên với những người bình thường hay đường huyết thấp khi ăn quá nhiều sung sẽ khiến lượng đường trong máu giảm xuống mức cần thiết, gây hại cho cơ thể
Ăn nhiều sung gây đầy bụng, đau bụng: dù có công dụng tuyệt vời trong ổn định hệ tiêu hóa và trị táo bón, tuy nhiên khi ắn quá nhiều thì ăn sung lại gây phản tác dụng, gây ra đầy bụng, khó tiêu
Ngoài ra oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Nếu ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.( theo vtc.vn)
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã về câu hỏi ăn sung có bị táo bón không?, Bà bầu ăn sung có tốt không? Hi vọng có thể giúp ích cho mọi người
Cuối cùng nếu vẫn còn các thắc mắc khác cần giải đáp về việc ăn sung có bị táo bón không hay các thắc mắc về vấn đề sức khỏe tình dục, chuyện vợ chồng thì các bạn có thể gọi điện trực tiếp tới số máy nóng: 083.66.33.399 hoặc gửi thư về hòm thư Nhahosinha36ngoquyen@gmail.com