Bé ăn gì cũng nôn là sao? Có nguy hiểm không {Tư vấn trực tuyến}
Bé ăn gì cũng nôn liên tục là một vấn đề đáng lo ngại, các bậc phụ huynh khi thấy bé nhà mình có trường hợp này cần phải theo dõi và cho bé đi khám ngay lập tức nếu bé quấy khóc, ốm, sốt vì rất có thể bé bị ngộ độc thức ăn hoặc mắc những bệnh về viêm đường ruột, dạ dày, thậm chí là những vấn đề về thần kinh và não,…
Tại sao bé cứ ăn vào là nôn?
Xem thêm bài viết liên quan khác:
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên thường xuyên xảy ra tình trạng nôn trớ. Nhiều bậc cha mẹ khi gặp phải tình cảnh trẻ nôn thành dòng hay nôn cả ra mũi đã rất lo lắng. Tuy nhiên, việc trẻ em ở độ tuổi này thỉnh thoảng bị nôn như vậy là bình thường khi trẻ bị ép ăn, nhưng nếu trẻ bị nôn liên tục thì nguyên nhân rất có thể do bé bị tắc dạ dày hoặc đường ruột.
Đối với trẻ có độ tuổi lớn hơn như 3 – 6 tuổi, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ độ tuổi này thường bị nôn là do bị viêm dạ dày – ruột bởi virus, vi khuẩn. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn là do thói quen ăn uống của trẻ ở độ tuổi này hoặc tật xấu ngậm tay, mút tay của trẻ. Tình trạng này ở trẻ thường diễn ra đột ngột và hồi phục nhanh trong vài giờ. Mặt khác, trẻ vẫn tiếp tục nôn sau những lần ăn tới kèm theo triệu chứng tiêu chảy, sốt cao, đau bụng, la quấy thì cần cho trẻ đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị, tránh những biến chứng về sau.
Nói tóm lại, vấn đề chính gây nôn mửa ở trẻ nhỏ chủ yếu là do các vấn đề về dạ dày, đường ruột và nhiễm khuẩn do thói quen mất vệ sinh. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nôn mửa kéo dài và liên tục thì bậc cha mẹ cần cho bé đi khám để tìm ra nguyên nhân.
Phải làm gì khi ở trong trường hợp bé ăn gì cũng nôn
Xem thêm: Ăn bún đậu mắm tôm có béo không? Ăn bún đậu như thế nào
Khi bé nhà bạn bị nôn liên tục, các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã khuyên cha mẹ nên theo dõi tình trạng mất nước ở bé. Các dấu hiệu nhận biết bé bị mất nước như: môi khô, lẻ, khát nước, khóc không ra nước mắt, tiểu ít, bé có cảm giác uể oải, trầm tính, chán ăn, khó ăn thì cha mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để được truyền nước và thăm khám cụ thể.
Ngoài ra đối với trẻ nhỏ, từ 6 – 12 tháng tuổi, khi bé nôn thì từ từ để bé nằm nghiêng và bế bé lên để chất nôn không trào ngược vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm.
Với những nguyên nhân nêu trên, các bậc cha mẹ cần điều chỉnh cách ăn, khẩu phần ăn, thói quen của trẻ để tránh tình trạng bé ăn gì cũng nôn
- Không ép trẻ ăn nhiều. Nên nhớ, dạ dày trẻ và dạ dày người lớn khác nhau, cùng 1 bát cháo nhưng người lớn nhìn thì ít còn với trẻ con thì đấy là nhiều rồi.
- Nếu cho trẻ ăn những món ăn dinh dưỡng mới lạ hì nên cho trẻ làm quen, ăn từ từ và chia thành nhiều bữa nhỏ. Ngoài ra cũng cần chế biến, sử dụng những loại thức ăn đặc hơn
- Giữ vệ sinh cho trẻ, hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt.
- …
Nếu trẻ khi sinh ra được chẩn đoán là có sức khỏe yếu thì nên chú trọng vì nôn nhiều còn là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm ruột non,…
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên quá căng thẳng về hiện tượng bé ăn gì cũng nôn liên tục mà hãy bình tĩnh theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu tình trạng kéo dài kèm theo những hiện tượng bất thường như tiêu chảy, sốt, đau bụng,…nêu trên thì đây chính là thời điểm thích hợp để đưa trẻ đi khám. Nếu bạn đọc còn thắc mắc gì về hiện tượng trẻ thường xuyên nôn thì hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã qua số điện thoại (024) 38.255.599 – 083.663.3399 để được tư vấn nhanh nhất.