2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao
Chậm kinh là một tình trạng thường thấy ở chị em phụ nữ. Nếu bạn bị chậm kinh khoảng 1 – 2 ngày thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bị chậm kinh đến 2 tháng thì đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Hiện tượng chậm kinh 2 tháng có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy 2 tháng không có kinh nguyệt thì phải làm sao? Hãy lắng nghe những chia sẻ vô cùng hữu ích dưới đây của các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – Hà Nội về vấn đề này.
Nguyên nhân gây chậm kinh 2 tháng
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, nếu nguyệt san tới trước hoặc sau khi hành kinh dưới 7 ngày thì vẫn có thể cho là bình thường. Nhưng nếu sau 7 ngày mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì có nghĩa là chị em đã bị chậm kinh. Hầu hết chị em khi bị chậm kinh thường liên tưởng đến ngay việc có thai. Tuy nhiên, ngoài lý do mang thai thì chậm kinh 2 tháng còn do nhiều yếu tố khác quan quan trọng không kém, cụ thể như:
- Gặp vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp là một tuyến nằm dưới có có liên quan mật thiết đến kinh nguyệt của nữ giới. Khi tuyến giáp bị suy giảm hoặc tăng cường hoạt động sẽ khiến cho chu kì kinh nguyệt của chị em bị rối loạn, trong đó có hiện tượng chậm kinh 2 tháng
- Đa nang buồng trứng: hội chứng đa nang buồng trứng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, lượng hormone estrogen và progesteron tiết ra sẽ có sự thay đổi khiến cho quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng hoặc không có hiện tượng rụng trứng. Hậu quả chị em phải gánh chịu đó là chậm kinh 2 tháng hoặc cũng có thể là lâu hơn (nặng thì mất kinh).
- Bệnh lý phụ khoa: Chủ yếu chị em bị chậm kinh 2 tháng khi thăm khám đều được các bác sĩ phát hiện là đang mắc phải 1 trong số các bệnh phụ khoa như: Viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp tử cung, bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục,…
- Tâm lý không ổn định: Những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống bị dồn nén không được giải tỏa sẽ gây ức chế quá trình sản sinh nội tiết tố, từ đó chị em sẽ bị chậm kinh trong vài ngày hoặc kéo dài cả tháng.
- Thói quen dùng thuốc: Nữ giới có thói quen dùng các loại thuốc như: thuốc ngừa thai, thuốc phá thai, thuốc ngủ, thuốc trầm cảm, thuốc kháng sinh,…hoặc các chất kích thích, chất gây nghiện sẽ làm rối loạn nội tiết tố và gây ra hiện tượng chậm kinh 2 tháng.
- Dinh dưỡng: Ngoài ra, hiện tượng chậm kinh 2 tháng còn do chế độ ăn uống, sinh hoạt của chị em không tốt, thường xuyên bỏ bữa, ăn thiếu chất, thừa chất, ăn đêm, thức khuya, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột,…
Ảnh hưởng của việc chậm kinh 2 tháng
Xem thêm:
Khi có hiện tượng chậm kinh, dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào hoặc thời gian chậm kinh dù dài hay ngắn thì cũng đều ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của chị em (đặc biệt là khả năng sinh sản). Theo các bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – Hà Nội, chậm kinh lâu ngày là dấu hiệu mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như đã nêu ở phần trên. Chúng sẽ gây ra cảm giác đau đớn, ngứa rát liên tục cho chị em, khiến chị em mất tập trung trong công việc. Những bệnh lý này không được can thiệp, điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của chị em, khiến chị em bị vô sinh – hiếm muộn.
Ngoài ra, kinh nguyệt không đều có thể gây ức chế sự rụng trứng, khiến trứng không thể rụng và dẫn tới hiện tượng mất kinh và vô sinh hoàn toàn.
Mặt khác, chu kỳ kinh nguyệt không đều, chậm kinh 2 tháng sẽ khiến chị em bị tác động đến cả mặt tâm lý. Chị em sẽ luôn ở trong trạng thái lo lắng, cáu gắt, giận dữ, thậm chí là trầm cảm,…Nếu chậm kinh mà đi kèm những cảm giác như đau bụng, đau lưng thì tình trạng này còn tồi tệ hơn. Không chỉ vậy, nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em “cứng đầu” không chịu đến cũng sẽ gây ra những rắc rối không nhỏ trong sinh hoạt. Bạn sẽ luôn phải chuẩn bị tinh thần cũng như lúc nào cũng phải mang theo những vật dụng cần thiết để kịp thời đối phó.
Nói tóm lại, hiện tượng chậm kinh 2 tháng khiến cho cuộc sống của chị em gặp không ít khó khăn, phiền toái. Không những vậy, hiện tượng này còn đe dọa đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này của chị em. Do vậy, khi chớm có dấu hiệu chậm kinh quá 1 tuần mà không phải do mang thai thì chị em hãy mau chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Tránh việc để thời gian chậm kinh lên tới 2 tháng.